Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo
Tin tức chung

Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không?

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là lưỡi cọp là loài cây đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và phong thủy cho gia chủ. Nên trồng cây lưỡi hổ ở đâu và ý nghĩa của nó như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết sau.

1.Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ hay hổ thiệt. Trong khoa học, cây lưỡi hổ có tên là Sansevieria trifasciata, là một loài của chi Sansevieria. Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ đó là mọng nước với sức sống bền bỉ, dày từ 1,3 – 2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160 cm và rộng từ 2,5 – 8 cm. Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng ngà.

Cây lưỡi hổ rất dễ chăm sóc, có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng. Loại cây này cũng có khả năng chịu nóng rất tốt.

2. Ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Ý nghĩa đối với sức khỏe

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Cây Lưỡi Hổ có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide. Vì vậy những căn phòng có nhiều thiết bị điện tử như máy tính, tủ lạnh hay tivi thì một chậu cây lưỡi hổ sẽ giúp không gian sống của bạn trong lành hơn rất nhiều.

Trong cuộc sống, Cây Lưỡi Hổ còn có một tác dụng nữa đó là hạn chế hội chứng nhà kín. Đây là tình trạng con người thấy mệt mỏi khi sống ở những không gian như chung cư cao tầng, văn phòng không thoáng khí. Chính vì vậy những căn nhà trên cao hay tòa cao ốc thường lựa chọn cây lưỡi hổ để trồng.

Đặc biệt, nếu bạn đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ, ban đêm chúng sẽ giải phóng oxy, tốt cho hoạt động hô hấp của con người. Còn nếu đặt trong phòng làm việc sẽ làm giảm stress bởi màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác thư thái.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn có một tác dụng nữa đó là chữa ho, chữa bệnh viêm họng và khàn tiếng rất tốt. Tuy nhiên sử dụng cây lưỡi hổ để chữa bệnh như thế nào thì bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng nhé.

Ý nghĩa phong thủy

Không chỉ có ý nghĩa về mặt cuộc sống mà cây lưỡi hổ còn có ý nghĩa lớn trong phong thủy. Cây Lưỡi Hổ được đặt trong nhà sẽ mang đến nhiều ý nghĩa và điều may mắn cho gia chủ.

Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Vì vậy cây lưỡi hổ được đặt trong nhà như một biểu tượng của sức mạnh, chống lại những điều thị phi trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ các nước phương Đông mà ở Thổ Nhĩ Kỳ, cây lưỡi hổ cũng được làm cây trồng trong nhà với mong muốn giúp bảo vệ gia đình họ tránh những điều xấu xa.

Đặc điểm của cây lưỡi hổ đó là lá mọc thẳng, thể hiện sự quyết đoán và ý chí tiến lên trong cuộc sống. Vì thế nó có thể là một món quà để đem tặng đối tác, bạn bè, người thân vào những dịp đặc biệt như mừng tân gia, mừng năm mới.

3. Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không?

Trong số các cây cảnh nên trồng trong nhà, cây lưỡi hổ luôn được ưu tiên hàng đầu vì có nhiều lợi ích về phong thủy, sức khỏe và khiến gia chủ không mất công chăm sóc. Ngoài ra, loài cây này được gợi ý lựa chọn trồng trong nhà vì có nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc như đã nêu ở trên nên.

4. Cây lưỡi hổ hợp với người tuổi gì?

Lá của cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng với hình nhọn giống lưỡi dao. Đây là những gam màu phù hợp với người mệnh Thổ và Kim. Vì vậy cây lưỡi hổ từ trước đến nay được xem là bùa hộ mệnh, tương sinh cho người mệnh Thổ và mệnh Kim.

Cây lưỡi hổ sẽ giúp cho hai mệnh này phát huy được vận thế tốt, sự nghiệp thành công, nhiều việc thuận lợi và hanh thông.

Người mệnh Thổ và mệnh Kim khi lựa chọn cây lưỡi hổ trồng trong nhà nên chú ý đến không gian xung quanh để lựa chọn kích thước cây cho phù hợp và nên đặt ở hướng Nam. Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ tầm trung bình, gia chủ không nên chọn cây cảnh quá to và rậm rạp sẽ làm giảm ánh sáng chiếu cũng như không gặp được nhiều may mắn.

Những người mệnh Thổ nên trồng cây lưỡi hổ là:

  • Mậu Dần – 1938, 1998
  • Kỷ Mão – 1939, 1999
  • Bính Tuất – 1946, 2006
  • Đinh Hợi – 1947, 2007
  • Canh Tý – 1960, 2020
  • Tân Sửu – 1961, 2021
  • Mậu Thân – 1968, 2028
  • Kỷ Dậu – 1969, 2029
  • Bính Thìn – 1976, 2036
  • Đinh Tỵ – 1977, 2037
  • Canh Ngọ – 1990, 1930
  • Tân Mùi – 1991, 1931

Những người mệnh Kim phù hợp trồng cây lưỡi hổ là:

  • Canh Thìn – 2000
  • Tân Tỵ – 2001
  • Quý Dậu – 1993
  • Nhâm Thân – 1992
  • Giáp Tý – 1984, 2026
  • Ất Sửu – 1985, 1925
  • Canh Tuất – 1970
  • Tân Hợi – 1971
  • Quý Mão – 1963, 2023
  • Nhâm Dần – 1962, 2022
  • Ất Mùi – 1955, 2015
  • Giáp Ngọ – 1954, 2014

5. Vị trí đặt cây lưỡi hổ trong nhà

Phòng khách

Phòng khách là vị trí thu hút tài lộc cho gia đình. Đồng thời, đây cũng là nơi để thể hiện cá tính, phong cách hay sở thích của chủ nhân, nhằm gây ấn tượng đối với các vị khách ghé thăm. Lưỡi hổ đặt nơi phòng khách là khá thích hợp, nhất là nơi góc phòng hoặc bên cạnh kệ tivi, bên cạnh ghế sô-pha. Hai chậu lưỡi hổ đặt ngay hai bên lối cửa ra vào cũng là cách án ngữ, xua đuổi bùa chú và mang vận may đến cho căn nhà của bạn.

Phòng ngủ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ nhiều khí độc như nicotine (khói thuốc lá), oxit nitơ… Đồng thời, loại cây này thuộc cây có cơ chế sinh học ngược, nhả khí oxy và hút cacbonic vào ban đêm, nên sẽ cung cấp thêm oxy cho quá trình hô hấp của con người. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho việc trồng cây trong phòng ngủ.

Bàn làm việc

Ngoài những chậu cây lưỡi hổ nội thất cao từ 1m trở lên, cây này còn có nhiều loại mini như Lưỡi Hổ Thái, Lưỡi Hổ vàng. Vị trí đặt cây lưỡi hổ mini thích hợp nhất vẫn là trên bàn làm việc. Chúng vừa hút tia tử ngoại từ máy tính, đem lại không gian làm việc trong lành, lại vừa giúp công việc của bạn thêm hanh thông, thuận lợi nữa đấy.

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách thiết kế các không gian sống, bạn nên tìm đến các đơn vị thi công nội thất chung cư uy tín để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Phòng tắm

Cây lưỡi hổ là loại cây ưa bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng một khoảng thời gian dài. Kể cả khi độ ẩm và áp suất trong phòng tắm cao thì cũng không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lưỡi hổ.

Tuy nhiên, khi trồng cây Lưỡi Hổ trong phòng tắm thì bạn nên lưu ý lau lá thường xuyên, phòng trừ côn trùng sâu bệnh phát triển vì đây là môi trường ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây.

Ngoài sân

Nhiều người thích đặt cây lưỡi hổ ngoài sân vì cây có tác dụng trừ tà, xua đuổi bùa chú, ma quỷ khá tốt. Cây nên được trồng chậu treo trước cửa nhà thay cho những nhánh xương rồng gay gắt, hoặc trồng thành hàng ngoài sân vườn, ngoài cổng.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm: Có nên trồng cây sala trong nhà không.

5/5 - (1 bình chọn)