Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo

Lên kế hoạch ôn tập môn Hóa dành cho học sinh lớp 12

Cùng lên kế hoạch ôn tập môn Hóa để đạt được điểm cao trong kỳ thi Trung học phổ thông sắp tới nhé.

Làm bất kể công việc gì, muốn thành công đều phải có kế hoạch, việc ôn thi đại học môn Hóa cũng cần có kế hoạch mới có thể đạt được thành tích cao. Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, cần thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch này và có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của từng người. Để giúp các em học sinh lớp 12 xây dựng kế hoạch ôn tập hiệu quả môn Hóa học, bài viết dưới đây hungtam.com.vn đưa ra những bí quyết liên quan đến vấn đề này. Mời các em tham khảo.

1. Ôn lại toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa

Kiến thức trong sách giáo khoa luôn là kiến thức nền tảng để có thể phát triển và ôn tập những kiến thức nâng cao. Bởi vậy, việc ôn thi đại học môn Hóa, các em không nên bỏ qua các kiến thức cơ bản này.

Kiến thức ôn thi đại học lớp 12 trải đều từ lớp 10 cho đến lớp 12. Do đó, các em học sinh nên có kế hoạch, vạch rõ lượng thời gian cụ thể để đọc lại kiến thức của cả 3 khối lớp này. Các em nên tham khảo cấu trúc đề thi Trung học phổ thông môn Hóa học để nắm rõ hơn về các phần kiến thức nào sẽ rơi vào trong đề thi năm nay.

Cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa

Trong đề thi môn Hóa có chứa các câu hỏi lí thuyết và bài tập. Mặc dù số điểm câu hỏi lí thuyết không hề lớn nhưng lại tương đối dễ, là cơ hội tốt để các em gỡ điểm, đạt được số điểm cơ bản.

 Bạn có thể ôn tập theo sự hướng dẫn của gia sư giỏi tại trung tâm gia sư Việt uy tín https://giasuviet.com.vn/can-tim-gia-su-hoa-gioi-day-kem-tai-nha.html

2. Làm thêm các bài tập nâng cao theo chuyên đề

Sau khi đã nắm chắc các kiến thức trong sách giáo khoa, các em học sinh nên tiếp tục ôn tập, làm các bài tập ở trình độ cao hơn để đảm bảo rằng số điểm của mình sẽ ở mức khá, giỏi.

Các bài tập nâng cao là phần để phân loại thí sinh. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài thi, các em không nên quá tập trung đến những câu hỏi này. Cần chắc chắn rằng những bài tập cơ bản đã hoàn thành tốt, đạt được số điểm nhất định theo yêu cầu đề ra mới chuyển sang những câu hỏi nâng cao nhé. Có không ít thí sinh, trong quá trình ôn tập cũng như làm bài thi lại bỏ qua những câu hỏi dễ, hoặc quá tập trung vào những câu khó mà không hoàn thành hết phiếu trả lời, trong khi chưa kịp nhìn đến những câu hỏi gỡ điểm. Đó thực sự là một điều đáng tiếc.

3. Luyện thi theo các đề thi thử, đề thi năm trước

Ngoài việc ôn tập lí thuyết và làm các bài tập theo chủ đề thì các em học sinh cũng nên làm các bài thi thử của các trường và những đề thi năm trước để có sự tập duyệt về kỹ năng, kinh nghiệm làm bài thi cũng như tâm lý trong phòng thi. Thông qua việc đối chiếu, so sánh kết quả của những bài thi thử này, các em học sinh sẽ nhận ra được những phần kiến thức mình còn thiếu và bổ sung kịp thời cũng như điều chỉnh kế hoạch ôn tập.

Rèn luyện kĩ năng làm bài thông qua việc làm đề thi thử

Trong thời gian ôn thi đại học môn Hóa, các em học sinh nên phân chia thời gian hợp lý giữa ăn, học và nghỉ ngơi. Việc ăn, ngủ điều độ sẽ giúp các em có một thể lực tốt, sẵn sàng cho kỳ thi. Có những em học sinh vì quá lo lắng mà học ngày học đêm, quên ăn, quên ngủ để rồi đến ngày đi thi, sức khỏe các em không cho phép các em đến phòng thi hoặc  là trí não không đủ minh mẫn để làm bài. Phụ huynh nên cung cấp cho các em một nguồn dinh dưỡng dồi dào, tốt cho trí nhớ như các loại đậu, trứng, sữa, thịt, … Nên lưu ý rằng không cho các em ăn những đồ ăn lạ, được làm từ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các em cũng như việc ôn thi và đi thi.

Những chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp các em học sinh có thêm kinh nghiệm cũng như xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp, sẵn sàng chào đón kỳ thi. Xin gửi tới các em lời chúc tốt đẹp, may mắn để có được thành tích thật cao, đủ điều kiện để bước vào ngôi trường đại học như mơ ước.

Vui lòng đánh giá bài viết