Advertisement
Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao: 0989121911 - tvnseos@gmail.com - Zalo
Quảng cáo - Chia sẻ

Giấy in tem mã vạch là gì? Có những dạng nào?

Tem mã vạch là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp và nhà nước quản lý hàng hóa chuyên nghiệp. Giấy là chất liệu chính thường được dùng để in tem mã vạch.

1. Giấy in tem nhãn mã vạch là gì?

Giấy in mã vạch là loại giấy đặc biệt được sử dụng để in thông tin và mã vạch của sản phẩm nhằm mục đích tối ưu hóa việc quản lý và kiểm kê hàng hóa cho doanh nghiệp. Ngoài cách gọi như trên, loại giấy này còn được biết đến với những cái tên khác như giấy in tem nhãn, decal in mã vạch, decal tem nhãn,…

Cấu tạo chung của các loại tem nhãn mã vạch gồm có 4 lớp:

  • Lớp mặt: là lớp decal bóng, những thông tin mã vạch hàng hóa sẽ được in lên đây.
  • Lớp keo: được phủ dưới lớp mặt, dùng để dán lên bề mặt hàng hóa.
  • Lớp chống dính: phủ dưới lớp keo, giúp tem không bị dính vào lớp đế phía dưới.
  • Lớp đế: giúp bảo vệ lớp keo của tem khi chưa bóc ra sử dụng, lớp này trơn bóng giúp việc bóc tem ra dễ dàng.

2. Giấy in tem nhãn mã vạch có những dạng nào?

Về mặt hình thức, bạn dễ dàng nhận thấy giấy in mã vạch tem nhãn có hai dạng là dạng tờ và dạng cuộn.

Giấy decal dạng tờ tồn tại dưới hai loại chủ yếu là giấy decal A4 và giấy decal A5. Decal A4 có tem bế sẵn là loại decal tờ được sử dụng khá rộng rãi để giải quyết các yêu cầu tem nhãn mã vạch mang tính tình thế, tiện dụng. Có rất nhiều loại decal khổ A4 như A4 nguyên tấm/tờ đế xanh (Tomy), đế trắng (Oji), và đế vàng (Amazon) để khách hàng doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu…) mua về cắt bế tem với kích cỡ và hình thù theo mong muốn riêng.

Giấy decal dạng cuộn là giải pháp mã vạch chuyên nghiệp và tiện ích. Tem giấy decal cuộn là những tem nhãn sau khi in sẽ được cuốn quanh 1 lô giấy thay vì ở trên 1 tấm decal phẳng, khoảng cách giữa các tem nhãn được xác định chính xác làm sao cho phù hợp với hệ thống máy cắt bế tự động. Nếu như decal dạng tấm phẳng thường sử dụng ông nghệ in offset thì decal cuộn sử dụng công nghệ in Flexo. Loại tem này vẫn đảm bảo có 1 lớp keo dính ở dưới và chỉ cần bóc ra và ấn nhẹ lên bề mặt sản phẩm là dính chặt nhau chứ không cần dùng thêm bất cứ phụ gia hay tác động gì nữa.

3. Các loại giấy in tem mã vạch

Giấy in cảm nhiệt

Điều đặc biệt nhất của loại giấy này là khi sử dụng chúng bạn hoàn toàn không cần phải trang bị thêm các loại mực in chuyên dụng.

Để tạo ra thông tin, đầu in của máy sẽ tác động nhiệt trực tiếp lên bề mặt của giấy in mã vạch. Chất muội than trên giấy in được đốt nóng để tạo ra các thông tin cần thiết.  Tuy sở hữu ưu điểm tiết kiệm chi phí mực in nhưng giấy in cảm nhiệt lại có nhược điểm là những thông tin trên tem nhãn lại có tuổi thọ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1 năm, dễ bị phai mờ, trầy xước. Ngoài ra, do tiếp xúc trực tiếp với giấy in để tạo ra thông tin nên độ bền đầu in của máy cũng không dài.

Giấy in cảm nhiệt và bán cảm nhiệt

Giấy in bán cảm nhiệt

Với loại giấy in này, doanh nghiệp bạn sẽ phải sử dụng thêm mực in để tạo ra được các thông tin trên tem nhãn. Thị trường hiện nay có rất nhiều những loại mực in khác nhau như mực Wax, Resin. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn cho doanh nghiệp loại mực phù hợp nhất.

Để tạo ra thông tin trên loại giấy in tem nhãn này, máy in mã vạch sẽ đốt nóng mực in khiến chúng nóng chảy và tạo ra những nội dung mà người sử dụng mong muốn. Lúc này, đầu in của máy không cần tiếp xúc trực tiếp với giấy in nên tuổi thọ đầu in được kéo dài hơn.

Ngoài ra, các tem nhãn được tạo ra từ loại giấy in này sẽ có chất lượng tốt hơn và ít bị hư hỏng, hạn chế tình trạng phai, mờ thông tin. Giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp thường sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, các ngành công nghiệp đòi hỏi tem nhãn có tuổi thọ cao.

Giấy decal da bò

Decal Da Bò hay còn gọi là Decal Kraft có bề mặt là một màu nâu nhạt giống như da con bò, dùng để in hình ảnh lên phía trên còn phía sau là lớp keo phủ dùng để làm nhãn dán sản phẩm.

Giấy decal da bò

Đặc điểm của giấy decal da bò:

  • Bề mặt của Decal có độ sần nhẹ, dùng để in hình ảnh, thông tin sản phẩm.
  • Lớp keo (thường là Acrylic) được phủ lên mặt đáy của lớp mặt và dính chặt vào lớp mặt.
  • Lớp ngăn cách dính làm bằng chất liệu Silicon hoặc PE-silicon phủ lên trên bề mặt trên của lớp đế có tác dụng chống dính giữa lớp keo và lớp đế.
  • Lớp đế tem Decal có thể là giấy Kraft hay Glassine, nhằm bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.

Ứng dụng:

Decal da bò được ứng dụng trong các trường hợp sau:

  • Nhãn dán lọ thủy tinh, nhãn dán chai, các mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.
  • Nhãn dán hộp quà tặng, sổ tay handmade, nhãn dán thực phẩm,… được các bạn trẻ yêu thích.
  • Nhãn dán thiệp mời Kraft, thiệp cưới, thiệp mời event cao cấp,…
  • Dùng làm tem nhãn mỹ phẩm, hộp kem, hộp trang điểm
  • In logo và dán lên túi giấy, túi xách, bao đựng sản phẩm, hộp giấy nhằm tiết kiệm chi phí.
  • In thực đơn – menu, in thực đơn dán tường bằng decal da bò cũng rất đặc biệt.

4. Những thương hiệu cung cấp giấy in tem nhãn mã vạch tốt nhất trên thị trường

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu làm decal in tem nhãn, mã vạch. Dưới đây là 1 số đơn vị cung cấp giấy in mã vạch uy tín:

  • Fasson: Đây là thương hiệu giấy in decal của hãng AVERY DENNISON. Thương hiệu máy in mã vạch Avery đã nổi tiếng trên toàn thế giới và được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam, loại decal này khá phổ biến đối với nhiều người dùng. Người dùng có thể nhìn thấy dòng chữ FASSON in chìm ở mặt dưới của đế.
  • Amazon: Loại này thường không phổ biến ở Việt Nam
  • Lintec: Đây là loại decal thương hiệu đến từ Nhật Bản.
  • UPM: Đây là mẫu giấy in mã vạch từ Phần Lan
  • Tomy: Đây là thương hiệu được các doanh nghiệp Việt Nam tạo dựng. Loại này thường sử dụng để làm decal tomy A4.

Ngoài những thương hiệu kể trên, nếu bạn đang có nhu cầu in tem nhãn thì cũng có thể tìm hiểu và lựa chọn công ty in ấn mã vạch Sơn Nguyên. Đây cũng là một đơn vị uy tín trên thị trường với hơn 7 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Bạn hãy truy cập website của đơn vị để được báo giá in tem nhãn decal sớm nhất nhé!

5. Các chất liệu in tem nhãn mã vạch khác

Decal nhựa (PVC)

Giống như chính tên gọi của mình, loại giấy in mã vạch này được tạo nên từ nhựa dẻo (thường là polyester). Decal này có độ bền cực cao, vô cùng dẻo dai và hạn chế được sự trầy xước cũng như tình trạng tem nhãn bị rách trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Nhờ vào những đặc điểm nổi trội này, decal PVC thường được ứng dụng trong lĩnh vực Logistic (đường biển, đường hàng không,…). Ngoài ra, loại giấy in mã vạch này còn được sử dụng cả trong in tem nhãn đính trên các loại trang sức, nữ trang.

Decal xi kim loại (decal nhôm, decal xi bạc)

Đây là loại giấy in mã vạch chuyên dụng cho lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành điện tử, sản xuất linh kiện, phụ kiện, cơ khí,… Các tem nhãn sản xuất từ loại decal này có thể chịu được cả môi trường khắc nghiệt dưới sự tác động của độ ẩm, nhiệt độ, bụi bẩn,… Tuổi thọ của tem nhãn được tạo ra từ decal xi kim loại là cực cao và có thể đi cùng với sản phẩm cho đến cuối vòng đời.

Decal vải (decal satin, decal ruy băng)

Loại decal này được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực may mặc, thời trang bởi vì nó có khả năng lưu giữ được những thông tin trên tem nhãn ngay cả khi giặt, vò, hấp, là. Nếu bạn để ý, bạn có thể bắt gặp được loại tem nhãn từ decal vải ngay tại những trang phục mà bạn mặc hằng ngày!

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn!

Tìm hiểu thêm:

Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên

Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội

Chi nhánh: Số 58, tổ 7, khu ga, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội

Hotline: 0979 26 22 30

Email: congtyinsonnguyen@gmail.com

Website: sonnguyen.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)