Cập nhật vào 05/08
Nhiều muốn mua xe từ nước ngoài hay tặng xe ô tô cho người khác không hiểu rõ về quy định thuế, dẫn đến nhiều sai phạm. Vậy cho tặng xe ô tô có phải đóng thuế không? Đó là những loại thuế nào?
1. Cho tặng xe ô tô có phải đóng thuế không?
Hầu hết khi cho tặng xe ô tô đều phải chịu các loại thuế theo quy định của pháp luật. Số lượng thuế và số tiền đóng thuế không hề nhỏ. Đối với các loại ô tô vận chuyển từ người ngoài về Việt Nam còn phải chịu nhiều loại thuế đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp được miễn một hoặc một số loại thuế. Thông tin cụ thể trong các phần tiếp theo.
2. Cho tặng xe ô tô không mất thuế khi nào?
Theo điểm b, khoản 4, Điều 105 Thông tư 194/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì: “Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho các cá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá một triệu đồng, hoặc trị giá hàng hóa vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu)”.
Như vậy, hàng hóa là quà biếu, quà tặng có giá trị vượt quá định mức xét miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt quá. Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu ôtô bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
3. Cho tặng xe ô tô cần phải đóng những loại thuế nào?
Cho tặng xe ô tô có thể theo nhiều hình thức khác nhau như biếu tặng trong nước, thừa kế, nhận quà từ nước ngoài. Mỗi trường hợp sẽ có các quy định, loại thuế và mức thuế phải đóng khác nhau.
3.1. Trường hợp nhận thừa kế
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 21 tháng 11 năm 2007; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân ngày 22 tháng 11 năm 2012.
Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Trường hợp thừa kế tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng không thuộc trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP
Do đó, đối với trường hợp thừa kế, xe ô tô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nên sẽ thuộc trường hợp chịu thuế TNCN theo quy định nêu trên. Thuế suất đối với thu nhập từ thừa kế là 10% trên thu nhập tính thuế. Ngoài ra, liên quan đến việc sang tên còn phải nộp Lệ phí trước bạ theo quy định.
3.2. Trường hợp nhận quà từ nước ngoài
Như đã nhắc đến ở trên, xe ô tô nhận quà từ nước ngoài sẽ phải chịu các loại thuế giống như mặt hàng tiêu thụ đặc biệt thông thường bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu: (Đối với trường hợp gửi là ô tô đã qua sử dụng)
Mức thuế nhập khẩu trong trường hợp này được xác định theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 08/05/2008 về mức thuế nhập khẩu xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng (dựa trên số chỗ ngồi và dung tích xilanh). Theo đó, chiếc ô tô dung tích xilanh 1000cc bạn gửi sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu là 8.000 USD.
Thuế nhập khẩu ô tô được hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với mặt hàng ô tô có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác khi được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Việc tính thuế nhập khẩu với mặt hàng ô tô cũng rất đặc biệt so với các mặt hàng khác trên thị trường.
Bạn có thể tính thuế nhập khẩu ô tô từ giá bán của nó. Tham khảo Giá xe Lexus, xe này có giá bán khá cao. tuy nhiên, nếu trừ thuế nhập khẩu nó sẽ rẻ vô cùng.
Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo Điều 5, Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH: Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 có Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng là xe ô tô. Theo đó, thuế suất sẽ được xác định dựa trên số chỗ và dung tích xilanh của xe ô tô. Trong trường hợp này, thuế suất đối với chiếc ô tô dung tích xilanh 1000cc bạn gửi là 45%.
Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của ngày 03/06/2008 thì thuế suất giá trị gia tăng đối với xe ô tô là 10%.
Thuế giá trị gia tăng bạn phải nộp = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế giá trị gia tăng
3.3. Trường hợp nhận quà trong nước
Các mức thuế phải nộp vẫn giống như nhập khẩu ô tô từ nước ngoài (phấn lớn ô tô tại Việt Nam là nhập khẩu). Người chịu thuế là người trả tiền cho ô tô đó (người tặng). Số tiền đóng thuế được tính liền với giá bán xe.
Tuy nhiên, cả người tặng quà và người nhận quà không phải TRỰC TIẾP nộp thuế. Số thuế này do đơn vị nhập khẩu ô tô về Việt Nam nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Nếu bạn muốn tính mức thuế phải nộp, cần phải biết giá bán của xe đó. Lúc này, bạn nên tham khảo Giá xe ô tô BMW này.
4. Một số quy định pháp luật liên quan
Tại Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA hướng dẫn về đăng ký xe nêu rõ trách nhiệm của chủ xe như sau: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe”. Theo đó, người tặng cho và người được tặng cho xe ô tô phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên,…
Ngoài ra, tại điểm L khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định về mức xử phạt đối với trường hợp không đăng ký sang tên xe ô tô như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân;
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do đó, việc sang tên xe ô tô cho tặng không chỉ là để đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên mà còn là thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cho tặng xe ô tô phải đóng nhiều khoản thuế khác nhau, nhất là đóng thuế từ nước ngoài. Nếu là xe mới tiền thuế ít hơn, xe cũ thuế nhiều hơn. Trước khi cho tặng xe, bạn nên nắm rõ quy định để nộp thuế đầy đủ, tốt nhất hỏi ý kiến của luật sư.