Cập nhật vào 01/03
Ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Khi bị ung thư phổi nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện sức khỏe là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Bệnh nhân ung thư phổi dùng nấm lim xanh tốt không?
Khi hỏi bị ung thư phổi nên uống gì tốt thì nấm lim xanh là đáp án không thể bỏ qua. Nấm lim rừng tự nhiên trong khoa học có tên là Ganoderma Lucidum, nằm trong họ Nấm linh chi. Quảng Nam, Tây nguyên, Trường Sơn là những khu vực có nhiều nấm lim xanh.
Nấm lim xanh rừng có 2 loại chính: Nấm lim rừng mọc trên thân cây gỗ lim – nấm loại 1 và Nấm lim xanh mọc từ rễ cây gỗ lim – nấm loại 2.
Nấm mọc ở phần thân cây gỗ lim: Dòng nấm này chỉ mọc trên phần thân cây lim xanh và không bao giờ bị dính đất. Nấm phá gỗ, phân hủy gỗ để lấy dưỡng chất nên chứa dược tính cao. Nấm lim xanh loại một có chân ngắn (0,1 – 5 cm), mũ dày khoảng 2 – 5 cm.
Nấm mọc ở rễ cây gỗ lim mục: Nấm lim rừng mọc từ rễ lim dưới đất và xuyên đất mọc lên thì đều bị xếp vào nấm lim xanh loại 2 bởi nhiều lý do. Thứ nhất, người hái nấm hầu như khi thấy nấm mọc trên đất thì chỉ nhổ nấm chứ không đào rễ cây lên để kiểm tra xem đó là rễ cây gì; vậy cho nên không kiểm tra được cây nấm mọc từ rễ lim hay là rễ cây khác. Thứ hai, nấm lim xanh rừng tự nhiên tốt là nấm phân hủy gỗ để lấy dưỡng chất phát triển, nếu mọc dưới rễ dính đất và phân hủy cành nhỏ hoặc lá mục thì chất lượng kém hẳn đi so với nấm mọc trên thân cây gỗ lim. Nấm lim rừng loại 2 có phần thân nấm dài (đến 10 – 15 cm), mũ nấm mỏng chỉ dày 1 – 2 cm.
Nấm lim xanh rừng là dược liệu quý, xưa chỉ được dùng cho vua chúa. Tới nay nhiều nghiên cứu đã thực hiện và phát hiện trong nấm lim chứa hàm lượng dược chất cao gấp 5 – 7 lần nhân sâm, các dược chất như: Lingzhi-8 Protein, Polysaccharide, Ganodermic, Glycoprotein, Nucleotide, Peptidoglycans, Beta Glucan… có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, khối u, giảm tác dụng phụ do xạ trị, hóa trị gây nên. Cụ thể:
- Polysaccharides: Roger Mason – nhà nghiên cứu hóa học nổi tiếng của Mỹ – khẳng định, Polysaccharide trong nấm lim xanh là chất kích thích miễn dịch mạnh nhất từng được biết đến, phòng ngừa sự hình thành các khối u, cả lành tính và ác tính, giảm bớt chất béo và cholesterol xấu, ổn định đường huyết, chữa lành vết thương, làm đẹp da và có nhiều lợi ích khác. Trong quá trình hóa trị ung thư, Polysaccharide có tác dụng tăng cường hiệu quả các loại thuốc sử dụng. Khi hấp thụ Polysaccharide, các tế bào miễn dịch trở nên chủ động hơn, khỏe hơn, hiệu quả trong tấn công và tiêu diệt những gì xâm nhập vào cơ thể.
- Triterpenes: Hàm lượng Triterpenes trong nấm lim cao giúp đẩy lùi sự tấn công của các gốc tự do đối với tế bào gây nên bệnh ung thư. Thêm vào đó Chất Triterpenes có tính kháng khuẩn cao, đặc tính này có công dụng làm lành vết thương nhanh, ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư.
- Beta Glucan: Beta Glucan là 1 chuỗi của các phân tử glucose, công dụng chính là phòng nhiễm trùng, giúp vết thương hở mau lành, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, Beta Glucan còn hạ thấp xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết giúp phòng ngừa tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
Muốn mua được nấm chuẩn, chất lượng, bạn cần tìm được địa chỉ bán nấm lim xanh uy tín, cam kết bán nấm lim rừng tự nhiên, có đầy đủ giấy chứng nhận sản phẩm, xưởng chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Uống nấm lim rừng tự nhiên nên kiêng gì?.
Khi uống nước nấm lim xanh, chúng ta cần chú ý kiêng một số điều sau:
Trước tiên, tránh cho đường hoặc long nhãn vào uống cùng nước nấm lim xanh. Nếu uống chung sẽ khiến dược chất trong nấm bị giảm, công dụng hỗ trợ chữa bệnh cũng bị giảm bớt.
Thứ hai, không dùng nước nấm đã để lâu. Các dược tính trong nấm lim xanh tự nhiên lúc này đã bị biến đổi, uống vào dễ gây ngộ độc, tác động xấu đến cơ thể.
Bên cạnh đó, đối với người mắc các bệnh lý về gan: viêm gan, xơ gan, ung thư gan… thì tránh uống nấm lim xanh ngâm rượu. Lý do bởi trong rượu chứa cồn gây hại men gan, tác động xấu chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể của gan.
Uống nấm lim rừng có nóng không?
Trong Y học thì nấm lim xanh rừng là loại dược liệu quý, vị rất đắng khi uống, tính hàn, chính vì vậy sẽ không gây nóng trong người khi dùng. Thường xuyên uống nước nấm lim rừng có tác dụng làm mát gan, giải độc gan nhanh chóng, thanh nhiệt cơ thể, giảm các tổn thương do mụn gây ra.
Nấm lim rừng bao nhiêu tiền 1 cân?
Nấm lim rừng là loại nấm quý nhất nằm trong họ nấm linh chi nên mức giá cao hơn so với các dòng nấm linh chi thông thường. Giá thành nấm lim xanh rừng tự nhiên hiện nay trung bình 4 – 5 triệu đồng/kg, dù mức giá cao như vậy thế nhưng nhu cầu thị trường vẫn rất lớn, đôi khi người tiêu dùng không thể mua do tình trạng khan hiếm. Nấm linh chi Hàn Quốc trên thị trường hiện nay có giá trung bình từ 1 – 3 triệu/kg.
Để biết cách nhận biết nấm lim xanh rừng đúng chuẩn, bạn nên theo dõi video dưới đây:
Đặt mua nhanh nấm lim xanh theo địa chỉ dưới đây:
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC
- Website: namlimxanhtunhien.com.vn
- Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam
- Số điện thoại: 0982419526
- Email: congtynamtienphuoc@gmail.com
Để việc sử dụng nấm lim xanh thực sự đạt được hiệu quả, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu thêm Cách dùng nấm lim xanh.
Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì, uống gì khác tốt cho sức khỏe?
Gừng: Gừng có công dụng tuyệt vời giúp giảm buồn nôn do tác dụng phụ của hóa trị và cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người mắc ung thư phổi. Gừng có chứa hợp chất 6-shogaol, chất này giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi thông qua tác động vào quá trình xâm lấn và lan rộng của khối u.
Sữa và chế phẩm từ sữa: Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư phổi thường mệt mỏi, chán ăn do đó người bệnh thường được khuyến khích sử dụng sữa trong các bữa ăn phụ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt: Là một sản phẩm giàu các loại vitamin B, E, D, khoáng chất và có hàm lượng chất chống oxy hóa khá cao, các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi, mà còn có khả năng làm giảm chứng chán ăn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, huyết áp.. Các loại hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo như: yến mạch, đậu phộng, mè đen (vừng đen), đậu nành, đậu đen, hạt điều, hạt kê, đậu xanh, hạnh nhân, quả óc chó…
Rau củ: Trái cây và rau xanh giúp tăng cường vitamin A, C, chất chống oxy hóa có thể chống lại ung thư và các loại khoáng chất cần thiết giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Một số loại rau xanh tốt như: Cải xoong, rau chân vịt, rau mồng tơi, cải bắp, rau bina, khoai tây, khoai lang, cà chua, su hào, cà rốt, cải bắp, hành tây,..
Cải xoong là một nguồn cung cấp isothiocyanates rất tốt. Isothiocyanates không chỉ ức chế sự phân chia của tế bào ung thư mà còn giúp tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư phổi bằng xạ trị. Ngoài cải xoong, một số loại rau như súp lơ, rau cải mù tạt… cũng chứa hợp chất isothiocyanates này.
Quả mọng: Quả mọng là thuật ngữ dùng để chỉ về những loại trái cây hay hoa quả loại nhỏ, trong thành phần thịt của quả có chứa nhiều nước. Các loại quả mọng sản sinh các sắc tố một cách tự nhiên khiến chúng có màu đỏ, xanh, tím, được gọi là các anthocyanin. Các loại quả mọng như quả việt quất, quả mâm xôi… rất giàu hợp chất anthocyanidins.
Một loại anthocyanidins nổi tiếng là delphinidin có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư phổi mang đột biến EGFR. Chế độ dinh dưỡng chứa delphinidin giúp ức chế sự tăng sinh của khối u, hạn chế sự hình thành các mạch máu mới để nuôi khối u và kích thích tế bào ung thư bị hủy hoại..
Trà xanh: Trà xanh là đáp án cho thắc mắc ung thư phổi nên ăn gì, uống gì. Polyphenols trong trà xanh có tính chống oxy hóa rất tốt. Một ấm trà xanh dùng uống mỗi ngày giúp làm chậm một phần sự phát triển các khối u ác tính, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi.

Người bệnh ung thư phổi nên kiêng ăn gì?
Người bị ung thư phổi nên kiêng một số thực phẩm sau:
Đồ nướng: Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy phần thịt nướng hoặc thịt hun khói bị cháy khét có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng – một loại chất có khả năng gây ung thư rất cao. Khi tiến hành thực nghiệm đo hàm lượng các amin dị vòng và hydrocarbon, người ta thấy rằng: trong gần 0,9 kg thịt nướng bị cháy khét có chứa hàm lượng amin dị vòng và hydrocarbon tương đương với hàm lượng benzopyrene – một loại chất có khả năng gây ung thư cao ở trong khói của 600 điếu thuốc lá gộp lại.
Đồ uống lạnh: Người bị ung thư phổi sẽ ho rất nhiều do nhiều đờm. Nên tuyệt đối không uống các đồ uống lạnh. Ngoài ra cần kiêng các thực phẩm như lạc, khoai lang, vì sẽ gây nhiều đờm làm bệnh nhân ho nhiều và mệt mỏi hơn.
Đồ ngọt: Đồ ăn nhiều đường tạo điều kiện thuận lợi để các tế bào ung thư phổi gia tăng và phát triển số lượng.
Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ: Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ C như xào, chiên, quay… với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide – sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acid amin asparagine, có thể gây bệnh ung thư. Đối với những người đã mắc ung thư, thường xuyên ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm tanh: Vị tanh của hải sản có thể làm tăng lượng đờm trắng trong cổ họng bệnh nhân khiến quá trình hô hấp càng trở nên khó khăn, tình trạng bệnh xấu đi và làm sức khỏe người bệnh suy giảm. Vì vậy, các loại tôm, cua, cá, hàu, bề bề, ghẹ… người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Người bị ung thư phổi nên kiêng gì khác?
- Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi, do vậy người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa các môi trường nhiều khói thuốc.
- Những nơi không khí ô nhiễm, môi trường nhiều hóa chất độc hại: Đến những không gian này, việc hô hấp của người bệnh càng trở nên khó khăn và mệt mỏi hơn. Nếu bạn đang làm các công việc như sơn nhà, cứu hỏa… thì nên dừng công việc này.
- Kiêng đi đến đám tang: Với những người ung thư phổi, miễn dịch lúc này rất kém, trong khi đó đám tang thường có nhiều “khí lạnh”, nhiều vi khuẩn, cùng với đó không gian u buồn, tang thương khiến cơ thể người bệnh suy yếu. Thực tế nhiều trường hợp sau khi đi đám tang về bệnh trở nặng hơn.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đối với bệnh nhân ung thư phổi?
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, có liên quan mật thiết tới tình trạng sức khỏe của con người. Người Anh đã có câu ngạn ngữ rằng “Ăn thế nào thì người thế ấy”. Câu nói này nhằm ám chỉ đến mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống và sức khỏe của con người.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Có thể bạn không biết, đối với các bệnh ung thư trong đó có ung thư phổi thì việc ăn uống điều độ, khoa học đóng góp rất lớn vào quá trình điều trị bệnh, tăng tiên lượng sống cho bệnh nhân. Khi ăn đủ chất cần thiết, cơ thể nâng cao đề kháng, chống lại yếu tố gây bệnh, đáp ứng được quá trình điều trị ung thư: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viện K chia sẻ: “Đang có rất nhiều bệnh nhân ung thư có quan niệm sai lầm trong ăn uống. Nhiều bệnh nhân nhịn ăn để tế bào ung thư không phát triển, bị đói mà chết. Nhưng thực tế ngay cả khi bệnh nhân ung thư có không ăn gì tế bào ung thư vẫn sinh sôi và phát triển. Khi cơ thể kiệt sức chết đói tế bào ung thư vẫn sống”.
Một số điều cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi?
Thông thường, những người phát hiện ung thư phổi đều ở giai đoạn nặng, do vậy rất cần sự chăm sóc của người thân xung quanh. Người nhà có thể giúp bệnh nhân thực hiện các việc nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh như:
- Thường xuyên trò chuyện, động viên tinh thần người bệnh, giúp họ lạc quan để chống chọi bệnh tật
- Giúp người bệnh kê cao gối nằm. Thường xuyên thay đổi tư thế giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn, tránh bị ho sặc.
- Vỗ nhẹ lồng ngực đồng thời kết hợp dẫn lưu tư thế giúp bệnh nhân dễ thở và tránh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Uống thuốc long đờm (theo đơn của bác sĩ) làm giảm các đờm trắng vướng bên trong cổ họng.
- Cho người bệnh thở oxy hoặc các thiết bị thở nếu cần thiết (tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị).
- Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước hàng ngày.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để tăng cường giãn nở cơ hoành, giúp bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn và giảm bớt đau thắt ngực.
Bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề người bị ung thư phổi nên ăn gì, ung thư phổi kiêng gì để bạn đọc tham khảo. Những kiến thức này sẽ giúp cải thiện sức khỏe bệnh nhân, tăng cường thể trạng để sẵn sàng đáp ứng phác đồ điều trị của bác sĩ, tăng tiên lượng sống.